Trung Quốc nói gì sau khi CIA thay đổi đánh giá về nguồn gốc Covid-19?
Trong khi đó, Honda Wave Alpha với thiết kế trung tính cùng mức giá thấp hơn, phù hợp với khách hàng nữ hoặc những người không quá xem trọng về kiểu dáng, mong muốn sở hữu chiếc xe số đơn giản, gọn gàng và bền bỉ, phục vụ nhu cầu đi lại cơ bản.3 dược liệu hồi xuân cho phụ nữ
Đi về miền có nắng tập 4 có những nội dung cho thấy sau khi công ty của ông Phan xảy ra vụ cháy gây thiệt hại 100 triệu đồng, Ánh Dương đứng ra nhận trách nhiệm với vai trò quản lý. Dù vụ cháy là do sự bất cẩn của bà Xuân và chú bảo vệ gây ra. Bà Xuân cũng là người chăm con trai của Dương nên cô xem như mẹ.Ở vài diễn biến sau đó, ông Phan bị ngất đột ngột và phải nhập viện. Dù đã qua cơn nguy kịch nhưng ông vẫn chưa tỉnh. Đình Phong vẫn túc trực bên cạnh bố và tỏ ra hối hận khi hay làm ông Phan phiền lòng. Lúc này Ánh Dương vốn gai mắt vì cho rằng Đình Phong vô trách nhiệm, không quan tâm gì đến bác Phan nên giữa họ thường xuyên đấu khẩu.Đi về miền có nắng tập 4 còn có những nội dung cho thấy Tường Vân tiếp tục đeo bám, quan tâm Đình Phong. Cô chạy đến tận bệnh viện cùng chăm sóc bố của "crush".Đi về miền có nắng tập 5 tối nay 10.1 lúc 20 giờ trên VTV3 hé lộ tiếp những nội dung cho thấy cuối cùng Đình Phong cũng chịu thay bố điều hành công ty. Nhưng anh đưa ra quyết định khiến Ánh Dương sốc là tuyên bố đuổi việc bà Xuân và chú bảo vệ.Một cảnh khác trong tập tối nay của Đi về miền có nắng là mẹ của Tường Vân lại lên Bảo Lộc để đặt để lại vị trí một số đồ vật trong quán cà phê và cả phòng ngủ của con gái theo phong thủy. Sự can thiệp thái quá của mẹ khiến cô tiểu thư không hài lòng.Đi về miền có nắng tập 5: Ánh Dương có cản được quyết định của Đình Phong?
‘Chất bóng đá sinh viên sẽ được lan tỏa mạnh’
Điều lạ lùng là trong cái không khí rất "Tây" của giai điệu, của cảm giác “groove” và hòa thanh bay bổng ấy, ta vẫn nhận ra một cái gì đó rất "Hà Nội" mà không mất đi đâu được. Đó là những quãng đặc trưng tựa hồ như ngữ điệu của người Hà Nội:
Sáng 15.3, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá xăng dầu tăng gần 1%. Theo đó, dầu Brent tăng 70 cent, tương đương 1%, lên 70,58 USD/thùng; trong khi dầu WTI cũng tăng 63 cent, tương đương 0,95%, lên 67,18 USD/thùng.Phiên cuối tuần tăng, đẩy giá nhiên liệu tuần này tăng nhẹ. Tính cả tuần, dầu Brent nhích 22 cent, dầu WTI chỉ tăng 14 cent. Đây cũng là tuần chấm dứt chuỗi tuần giảm liên tục của 2 mặt hàng dầu chuẩn.Một số nhà phân tích lưu ý, giá dầu liên tục dao động trong 2 tuần qua quanh mức 70 USD/thùng. Mức giá này có thể khó duy trì nếu tuần tới tình hình chính trị tại nhiều khu vực biến động. Theo Reuters, ngày 13.3, Nga ủng hộ nguyên tắc đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn tại Ukraine, nhưng giao tranh không thể tạm dừng cho đến khi một số điều kiện quan trọng được thực hiện hoặc làm rõ. Hôm qua (14.3), Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa thúc giục Nga đồng ý với đề xuất ngừng bắn.Ông Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates có trụ sở tại Houston (Mỹ) nhận xét, nếu triển vọng ngừng bắn tiếp tục bị trì hoãn trong tương lai, thì dầu mỏ của Nga sẽ phải chịu lệnh trừng phạt trong một thời gian dài. Đáng lưu ý, tại Mỹ, giấy phép giao dịch năng lượng với các tổ chức tài chính Nga đã hết hạn trong tuần này, trong khi các công ty nhà nước Trung Quốc cũng đang hạn chế nhập khẩu dầu của Nga vì rủi ro trừng phạt.Trong nước, ngày 15.3, giá bán lẻ xăng dầu phổ biến trên thị trường như sau: xăng E5 RON92 không quá 19.281 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 19.649 đồng/lít; dầu diesel không quá 17.898 đồng/lít; dầu hỏa không quá 18.090 đồng/lít; dầu mazut không quá 16.995 đồng/kg.Diễn biến giá thế giới khiến giá xăng trong nước có thể đứt mạch giảm, tăng nhẹ trong tuần tới. Dữ liệu cập nhật đến sáng nay (15.3) cho thấy, xăng trong nước có thể tăng, dầu giảm nhẹ gần như đi ngang.
Tài xế ô tô vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu: Dân mạng tranh cãi
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.